7 thói quen của thiên tài Albert Einstein

Albert Einstein


Ngày 14 tháng 3 năm 1879, Albert Einstein ra đời tại thị trấn Um nước Đức trong một gia đình Do Thái. Cậu bé Albert Einstein có cái đầu rất to, xương đầu lại còn dô ra nữa. Thuở bé mẹ cậu rất lo sợ cậu bị … thiểu năng trí não bởi vì đến 4-5 tuổi cậu vẫn chưa biết nói. Ông bố đã mời nhiều bác sỹ đến khám, họ kết luận là cậu bé hoàn toàn khoẻ mạnh và phát triển bình thường.  Thuở thiếu thời, Albert Einstein rất lặng lẽ, thường đơn độc đắm mình triền miên trong mơ ước hoặc suy tư, trò chơi mà cậu ưa thích là dùng các mẩu gỗ hoặc mẩu giấy chắp thành các hình phức tạp. Khi đi học, Albert Einstein rất ưa thích các môn tự nhiên và triết học.

Tính cách của cậu bé Albert Einstein rất khác thường, với những vấn đề thắc mắc không những cậu buộc mình phải làm sáng tỏ nó là gì mà còn đào sâu tìm hiểu thêm vì sao lại như thế. ở trên lớp, thầy giáo thường không nhẫn nại chờ được mà phải gõ thước vào bảng thôi thúc Albert Einstein trả lời câu hỏi nhanh lên vì cậu luôn suy nghĩ chu đáo rồi mới chịu trả lời. Khi thầy không hỏi, bỗng nhiên Albert Einstein hỏi lại những điều “kỳ quái” mà cậu đã từng suy nghĩ rất sâu. Thầy giáo thường bị đỏ mặt vì không trả lời được. Các thầy giáo không thích tính cách Anhxtanh, cậu không chịu học những môn học thuộc lòng, thành tích học tập của cậu thường đứng cuối lớp.

Tháng 10 năm 1896 Albert Einstein 17 tuổi, cậu đã thi đỗ vào trường Đại học liên bang Zurich (Thuỵ Sỹ), đó là một trường ĐH nổi tiếng ở Trung Âu. Ở ĐH Zurich, Albert Einstein rất say mê làm việc trong phòng thí nghiệm và phớt lờ những giờ lên lớp.  Mùa thu năm 1900, Albert Einstein tốt nghiệp Đại Học. Đây là thời kỳ long đong nhất của ông bởi ông lâm vào cảnh thất nghiệp. Ông từng khao khát được giữ lại trường làm trợ giáo nhưng muốn thế cần phải có các giáo sư giới thiệu mà chẳng vị giáo sư nào chịu giới thiệu một sinh viên người Do Thái không chịu thuần phục và hay có những suy nghĩ lạ hoắc này, hơn nữa thành tích tốt nghiệp của Albert Einstein cũng không thuộc loại xuất sắc. Vì kế sinh nhai, Albert Einstein phải bôn ba khắp nơi tìm kiếm việc làm. Vào tháng 6 năm 1902 Albert Einstein đã xin được một công việc ổn định là làm giám định kỹ thuật ở Cục bản quyền ở Thụy Sĩ. Không phải lo lắng về cái ăn cái mặc nữa, từ đây ông có thể yên tâm nghiên cứu những vấn đề vật lý mà ông yêu thích. Năm 1903, Albert Einstein kết hôn với Mivela là bạn học cũ, năm sau họ sinh một con trai.

Năm 1905, kỳ tích và vinh quang đã đến với ông. Năm đó Albert Einstein 26 tuổi, ông dồn thời gian rỗi để viết bốn luận văn vĩ đại hoàn thành việc chuẩn bị lý luận cho ngành vật lý thế kỷ 20.

Albert Einstein được coi là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Và người ta gọi ông là cha đẻ của vật lý hiện đại.  Ông nhận giải Nobel về vật lý năm 1921 “vì những đóng góp cho vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá của ông về định luật quang điện.” Ông được tạp chí Times phong là “Người đàn ông của thế kỷ”. Ông là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX và một trí thức lỗi lạc nhất trong lịch sử.

Ông có rất nhiều đóng góp cho vật lý và đặc biệt thành tựu nổi bật nhất là thuyết tương đối, thực tế bao gồm thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng, cơ sở của vũ trụ học, giải thích chuyển động của điểm cận nhật sao Thủy. Tên đoán sự lệch ánh sáng, định lý nhiễu loạn hao tán mà giải thích chuyển động Brown của các phân tử, lý thuyết photon và lưỡng tính sóng hạt, lý thuyết lượng tử của chuyển động nguyên tử trong chất rắn, khái niệm năng lượng điểm không, phiên bản bán cổ điển của phương trình Schrödinger, và lý thuyết lượng tử của khí đơn nguyên tử với tiên đoánngưng tụ Bose–Einstein. Năm 1917, ông sử dụng thuyết tương đối rộng để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ.

Trước nguy cơ chiến tranh thế giới lần hai, Einstein đã gửi một lá thư đến tổng thống Franklin D. Roosevelt cảnh báo nguy cơ nước Đức có thể phát triển một loại vũ khí nguyên tử. Kết quả là Roosevelt đã ủng hộ chương trình nghiên cứu uranium và dự án Manhattan bí mật, đưa nước Mỹ trở thành nước duy nhất sở hửu vũ khí nguyên tử trong thời gian xảy ra chiến tranh.

Albert Einstein đã công bố hơn 300 nghiên cứu khoa học cùng với hơn 150 đề tài ngoài khoa học khác, ông cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều trường đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ. Albert Einstein cũng viết nhiều về các chủ đề chính trị và triết học khác nhau như chủ nghĩa xã hội và quan hệ quốc tế. Với tài năng khiêm nhường bậc nhất của ông nên tên gọi “Einstein” đã trở thành đồng nghĩa với từ thiên tài.

7 thói quen của thiên tài Albert Einstein

Ngoài sự thông minh xuất chúng, Albert Einstein còn được biết đến với những thói quen kỳ lạ có thể truyền cảm hứng tới nhiều người, khiến việc học tập của họ hiệu quả hơn.

1. Liên tục đặt câu hỏi về mọi thứ

Khi được dạy một kiến thức nào đó, đừng vội ghi chép lại mọi thứ hay chấp nhận chúng như một lẽ đương nhiên. Thay vào đó, hãy học tập Einstein, tiếp cận sâu và phân tích mọi ngóc ngách của kiến thức đó và đặt câu hỏi.

Để cho suy nghĩ được thoải mái

Einstein đã có nhiều sáng kiến khi không bó buộc suy nghĩ của mình trong một khuôn khổ mà để nó thoải mái “lang thang”. Khi cảm thấy công việc bị mắc kẹt, đặc biệt là với những người chuyên viết lách hoặc soạn thảo một đề xuất, hãy cho tâm trí được nghỉ ngơi và để những suy nghĩ thỏa sức “bay cao bay xa”.

Albert Einstein có nhiều thói quen học tập khác người.

2. Nhiều sở thích

Einstein có sở thích chơi violon, có một cuộc sống thú vị và những nghiên cứu không ngừng. Nhiều người cho rằng điều này có vẻ không khoa học vì ôm đồm quá sức nhưng điều quan trọng là cần phải linh hoạt khi nói đến sở thích.

Bạn sẽ học được nhiều điều chỉ bằng cách hứng thú với nhiều thứ trong cuộc sống. Đây cũng là một cách tuyệt vời để giúp bạn thư giãn đối với một việc khi chúng trở nên quá tải; có khả năng chuyển đổi từ thứ này sang thứ khác cũng khiến bạn tránh được cảm giác bị mắc kẹt.

3. Tìm ra cách khiến bạn thấy tiếp thu tốt nhất

Hồi còn đi học, Einstein có những người bạn giúp ghi chép bài ở lớp trong lúc ông ra ngoài để đọc về vật lý và toán học. Điều này nghĩa là một khi đã hiểu được cách lưu giữ thông tin tốt nhất, bạn có thể điều chỉnh thói quen và có thể là lịch học để phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.

4. Trò chuyện với những người tài giỏi và hiểu biết

Cách dễ nhất để được truyền cảm hứng làm một việc là giao lưu với những người khác, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Khi học hãy chăm chỉ giao lưu với người hướng dẫn, giáo viên. Và nếu bạn cảm thấy không thể có được nhiều người như vậy, chọn một vài cuốn sách của những tác giả xuất sắc và nghiên cứu chúng.

5. Có quan điểm, chính kiến rõ ràng

Với Einstein, ông rất hay đặt câu hỏi về những thứ được dạy. Đừng biến việc tranh cãi với giáo viên thành thói quen nhưng hãy xây dựng và phát triển những suy nghĩ, phương hướng của riêng mình.

7. Không nghi ngờ trực giác của bản thân

Einstein từng nói "Thứ duy nhất có giá trị thực sự là trực giác của chúng ta". Hãy làm theo bản năng của bạn và đừng quá khắc nghiệt với bản thân.

Có một câu chuyện nổi tiếng về Einstein và cha ông. Lúc 5 tuổi, Einstein được cha đưa cho một chiếc compa và ông thực sự rất hứng thú với nó và cũng từ đó cũng khiến ông đam mê khoa học.

7. Chấp nhận thất bại và rủi ro

Cuộc sống không có gì hoàn hảo cả và việc học tập cũng vậy. Sẽ có nhiều lúc bạn gặp thất bại khủng khiếp nhưng chính điều đó mới tôi luyện con người và là thứ khiến thành công của bạn trở nên đáng giá hơn.

(Theo Khám phá)

TN Shopping Network

Translate »